Thể thao điện tử Việt Nam góp mặt 7/9 nội dung thi đấu tại SEA Games 32
Vào tháng 8.2024, UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) triển khai Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế - giáo dục chất lượng cao tại khu vực Nam Cầu Trắng, P.Hồng Hà và P.Hà Tu, TP.Hạ Long, với tổng mức đầu tư khoảng 892 tỉ đồng. Đây là một phần của dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cơ sở 2, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỉ đồng.Tuy nhiên, suốt 1 năm qua dự án vẫn "án binh bất động" do các nhà thầu chưa có mặt bằng để thi công.Theo UBND TP.Hạ Long, dự án có tổng diện tích xây dựng khoảng 30,25 ha, bao gồm các hạng mục: san nền, xây dựng các tuyến đường giao thông chính và tuyến đường gom; xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng… Thời gian thi công dự án là khoảng 180 ngày, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình trong quý I năm 2025.Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, hiện tại trong khu vực dự án vẫn ngổn ngang nhiều trang thiết bị cũ của Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng trước đây. Các thiết bị này nằm phơi nắng mưa nhiều năm đã gỉ sét, xung quanh mặt bằng hình thành nhiều "ao tù" gây mất vệ sinh môi trường.Theo UBND TP.Hạ Long, hiện còn vướng mắc trong việc xác định giá trị tài sản để bồi thường và phương án xử lý đối với phần tài sản còn lại tại nhà máy tuyển than. Qua kiểm kê các tài sản trong ranh giới thực hiện dự án, có nhiều hạng mục tài sản đặc thù không có trong bộ đơn giá do UBND tỉnh Quảng Ninh quy định; đồng thời khó khăn trong thuê đơn vị tư vấn xác định giá tài sản còn lại của nhà máy đã khiến công tác giải phóng mặt bằng chưa thể thực hiện.Cạnh đó, dự án nằm trong vùng đệm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, việc đánh giá tác động môi trường phải được Bộ VH-TT-DL chấp thuận theo luật Di sản nên mất nhiều thời gian.UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị quản lý sở hữu tài sản lập hồ sơ gửi về UBND tỉnh trong quý I/2025 để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.Trộm lộng hành, người dân lo lắng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay Kyiv có thể cân nhắc hạ thấp độ tuổi nghĩa vụ quân sự hơn nữa, nhưng chỉ sau khi nhận được đủ trang thiết bị quân sự từ các đồng minh quốc tế.Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius vào ngày 13.1, ông Zelensky nhấn mạnh lực lượng vũ trang của Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các trang thiết bị thiết yếu, bao gồm xe bọc thép và pháo binh, chứ không phải thiếu nhân sự.Theo nhà lãnh đạo Ukraine, đảm bảo trang bị đầy đủ cho binh lính là việc phải được ưu tiên trước khi mở rộng tuổi nghĩa vụ quân sự.Tổng thống Zelensky cũng cho biết hầu hết các đơn vị đang gặp khó khăn do trang thiết bị liên tục hỏng hóc nhưng gặp tắc nghẽn trong sửa chữa bảo trì.Ông Zelensky nhấn mạnh rằng trước khi tăng số lượng quân nhân thì cần giải quyết vấn đề cung cấp đầy đủ trang thiết bị, và ông chuyển trách nhiệm này cho các đồng minh phương Tây.Bình luận của Tổng thống Zelensky được đưa ra trong bối cảnh Kyiv đứng trước áp lực ngày càng tăng từ các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, về việc hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự của Ukraine xuống 18 tuổi để tăng cường quân số.Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) tuần trước cho rằng Kyiv có thể sớm làm theo các kêu gọi từ phương Tây vì lo ngại năng lực phòng ngự của Ukraine có thể sụp đổ. Một số hãng thông tấn Ukraine, cũng như một số nhà ngoại giao Nga, đã suy đoán rằng ông Zelensky đang giữ động thái đó như một con bài mặc cả cuối cùng.Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cam kết sẽ đạt được một giải pháp đàm phán cho cuộc xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức nhưng sau đó đã thừa nhận rằng điều đó có thể mất tới 6 tháng.Cố vấn an ninh quốc gia của ông, Mike Waltz, gần đây đã nói rằng Kyiv phải thừa nhận “thực tế” mới về lãnh thổ và nhấn mạnh vấn đề không chỉ là “về đạn dược, đạn pháo hoặc chi thêm tiền” mà là “thấy tiền tuyến ổn định để có thể bước vào một số loại thỏa thuận”.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace gần đây cũng chỉ trích ông Zelensky vì cố gắng “bảo vệ” thanh niên, thay vì áp dụng “chính sách nhập ngũ hàng loạt” trên diện rộng.Chiến dịch huy động của Ukraine tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức do tình trạng trốn nghĩa vụ và đào ngũ tràn lan. Theo quân đội Ukraine, khoảng 500.000 nam giới bị tình nghi đã trốn nghĩa vụ quân sự kể từ tháng 2.2022, dù đã áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn và các biện pháp thực thi nghiêm ngặt hơn.Đồng thời, theo Bloomberg, gần 96.000 vụ án hình sự đã được mở đối với trường hợp quân nhân đào ngũ, phần lớn trong số đó là vào năm 2023.
Tư vấn sức khỏe
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.
Cả Ratajkowski lẫn Shayk đều biện minh rằng, họ phải rời sân sớm để chăm sóc cho những đứa trẻ ở nhà. Ratajkowski là siêu mẫu nổi tiếng người Mỹ sinh năm 1991. Cô từng được mời tham gia vào các video ca nhạc như "Blurred Lines" của Robin Thicke và "Love Somebody" của Maroon 5. Cô có hơn 30 triệu lượt follow trên Instagram và là một trong những gương mặt được săn đón tại Mỹ.
Có nên mua Apple Pencil để dùng với iPad?
Ngày 30.12, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân N.A.K (15 tuổi, ở Bình Dương) chơi pháo và pháo nổ gây dập nát bàn tay phải và phải cắt cụt.Kể với bác sĩ, ngày 27.12, bệnh nhân cho hay, tự chơi pháo và bị pháo nổ trúng 2 bàn tay nên đến nhập viện ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM với tình trạng bị thương tích nặng. Theo đó, bệnh nhân có vết thương phức tạp dập nát bàn tay phải. Gãy hở đốt gần ngón I, vết thương ngón II, III, IV bàn tay trái. Xây xát da vùng mặt, cổ, 2 gối và vai trái.Với tay phải, vết thương pháo nổ quá nặng, các bác sĩ đã cắt lọc, cố định xương và đóng mỏm cụt cổ tay phải. Với tay trái, các bác sĩ cắt lọc, kết hợp xương đốt gần ngón I; khâu vết thương, nẹp bột. Chăm sóc vết thương vùng cổ, gối, vai.Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong một tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận 4 ca bệnh đa vết thương nghiêm trọng liên quan đến tự chế pháo nổ. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình từ 12 - 16 tuổi và đều bị cắt cụt bàn tay trái.Theo bác sĩ Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, mặc dù buôn bán pháo, pháo tự chế bị cấm, nhưng gần tết cũng là lúc tai nạn do pháo cũng bắt đầu xuất hiện (đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên). Bệnh viện đã cảnh báo nhiều nhưng những tai nạn thương tâm do pháo nổ năm nào cũng có và để lại di chứng nặng nề. Các tổn thương do pháo nổ gây ra như: tổn thương 2 bàn tay, cẳng tay (dập nát, gãy xương …), tổn thương mắt (bỏng giác mạc, mù…)"Ca bệnh trên là một trường hợp tổn thương do nghịch pháo nổ rất nặng nề và để lại di chứng, phải cắt bỏ ngang cổ tay phải, gãy xương cẳng tay phải, gãy xương ngón cái tay trái và nhiều vết thương vùng cổ, mặt, gối, vai… Thương tật do pháo nổ để lại là vĩnh viễn, gồm các đau đớn về thể xác cũng như những ám ảnh về tinh thần", bác sĩ Khánh nói.Bác sĩ Khánh khuyến cáo nâng cao ý thức của người dân, tránh có thái độ lơ là, chủ quan về nguy cơ hiện hữu khi pháo nổ; không lén lút tàng trữ, sản xuất và tự chế tạo pháo. Nhà trường và gia đình phải khuyến cáo, nhắc nhở các em học sinh, không bắt chước học cách tự chế pháo qua các video trên mạng xã hội; không tò mò mua nguyên liệu chế pháo trên mạng xã hội...